Thực hiện Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 26/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 – 2020. Ngày 27/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh và của các ngành chuyên môn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn năm học 2016 – 2017 và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Qua 2 tháng triển khai thực hiện Đề án đến nay các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc sáp nhập trường. Sau sắp xếp, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập toàn tỉnh giảm 148 trường, giảm 179 điểm trường; giảm 87 lớp; tăng 5.330 học sinh, tăng 6.068 học sinh bán trú (so với Đề án đã được phê duyệt tăng 99 lớp và tăng 558 học sinh). Cơ bản các huyện đã triển khai quy trình miễn nhiệm, bổ nhiệm, điều động đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; xây dựng phương án bồi dưỡng, đào tạo lại đối với giáo viên và nhân viên. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã sắp xếp là 660 người (cán bộ quản lý 140 người, giáo viên 288 người, nhân viên 232 người). 8/9 huyện, thị xã, thành phố đã lập danh sách cử giáo viên, nhân viên đi đào tạo, bồi dưỡng, tổng số là 347 người. Bên cạch đó, các địa phương tích cực triển khai thực hiện công tác xã hội hóa được trên 63 tỷ đồng tập trung đầu tư cơ sở vật chất sửa chữa phòng học, xây dựng các công trình phụ trợ của trường học.
Tuy nhiên, quá trình triển khai Đề án còn gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ chuyên cần của học sinh chưa cao do phải đi học xa hơn. Các điểm trường chính còn thiếu phòng học, bếp ăn, công trình vệ sinh, công trình nước sinh hoạt, điện thắp sáng, phòng làm việc của nhà trường, phòng ở của giáo viên, thiếu quỹ đất. Sau khi sắp xếp đa số các huyện còn thiếu giáo viên mầm non, có huyện thiếu giáo viên THCS. Một số địa phương đã ban hành quyết định điều động tăng cường, luân chuyển giáo viên dôi dư sang làm nhiệm vụ mới nhưng việc tổ chức mở lớp đào tạo lại, bồi dưỡng đối với giáo viên, nhân viên dôi dư còn chậm. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia gặp khó khăn do việc sát nhập các trường đã đạt chuẩn với các trường chưa đạt chuẩn dẫn đến không đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Đối với trường có học sinh bán trú, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải kiêm thêm nhiệm vụ chăm sóc, quản lý học sinh bán trú tuy nhiên chưa có chế độ chính sách trong công tác quản lý học sinh bán trú (một số trường số lượng học sinh bán trú tăng đột biến chiếm 60 đến 65% so với học sinh toàn trường).
Để thực hiện Đề án có hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo các cấp, các ngành cần quan tâm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sau khi sắp xếp các trường học để yên tâm công tác; thực hiện công tác tuyển dụng, điều động giáo viên đảm bảo theo định mức, nhất là giáo viên mầm non và THCS; bố trí quỹ đất xây dựng phòng học cho các trường sau khi sáp nhập, xây dựng phòng ở cho học sinh bán trú; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cơ bản, trong đó cần ưu tiên đầu tư các công trình thiết yếu đảm bảo phục vụ công tác dạy và học, chăm sóc học sinh bán trú (xây dựng phòng học, phòng ở, bếp ăn, công trình nước sạch, nhà vệ sinh); thực hiện rà soát và có phương án xây dựng đảm bảo các tiêu chí đối với xây dựng các trường chuẩn quốc gia; kịp thời tổ chức mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho các giáo viên, nhân viên dôi dư; nghiên cứu, xem xét có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho học sinh ở bán trú không đủ điều kiện được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ; chế độ quản sinh đối với trường có học sinh bán trú; quan tâm đến công tác giáo dục giới tính, phòng chống đuối nước, phòng chống cháy nổ, dịch bệnh, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường học./.
Thực hiện Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 26/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 – 2020. Ngày 27/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh và của các ngành chuyên môn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn năm học 2016 – 2017 và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Qua 2 tháng triển khai thực hiện Đề án đến nay các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc sáp nhập trường. Sau sắp xếp, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập toàn tỉnh giảm 148 trường, giảm 179 điểm trường; giảm 87 lớp; tăng 5.330 học sinh, tăng 6.068 học sinh bán trú (so với Đề án đã được phê duyệt tăng 99 lớp và tăng 558 học sinh). Cơ bản các huyện đã triển khai quy trình miễn nhiệm, bổ nhiệm, điều động đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; xây dựng phương án bồi dưỡng, đào tạo lại đối với giáo viên và nhân viên. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã sắp xếp là 660 người (cán bộ quản lý 140 người, giáo viên 288 người, nhân viên 232 người). 8/9 huyện, thị xã, thành phố đã lập danh sách cử giáo viên, nhân viên đi đào tạo, bồi dưỡng, tổng số là 347 người. Bên cạch đó, các địa phương tích cực triển khai thực hiện công tác xã hội hóa được trên 63 tỷ đồng tập trung đầu tư cơ sở vật chất sửa chữa phòng học, xây dựng các công trình phụ trợ của trường học.
Tuy nhiên, quá trình triển khai Đề án còn gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ chuyên cần của học sinh chưa cao do phải đi học xa hơn. Các điểm trường chính còn thiếu phòng học, bếp ăn, công trình vệ sinh, công trình nước sinh hoạt, điện thắp sáng, phòng làm việc của nhà trường, phòng ở của giáo viên, thiếu quỹ đất. Sau khi sắp xếp đa số các huyện còn thiếu giáo viên mầm non, có huyện thiếu giáo viên THCS. Một số địa phương đã ban hành quyết định điều động tăng cường, luân chuyển giáo viên dôi dư sang làm nhiệm vụ mới nhưng việc tổ chức mở lớp đào tạo lại, bồi dưỡng đối với giáo viên, nhân viên dôi dư còn chậm. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia gặp khó khăn do việc sát nhập các trường đã đạt chuẩn với các trường chưa đạt chuẩn dẫn đến không đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Đối với trường có học sinh bán trú, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải kiêm thêm nhiệm vụ chăm sóc, quản lý học sinh bán trú tuy nhiên chưa có chế độ chính sách trong công tác quản lý học sinh bán trú (một số trường số lượng học sinh bán trú tăng đột biến chiếm 60 đến 65% so với học sinh toàn trường).
Để thực hiện Đề án có hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo các cấp, các ngành cần quan tâm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sau khi sắp xếp các trường học để yên tâm công tác; thực hiện công tác tuyển dụng, điều động giáo viên đảm bảo theo định mức, nhất là giáo viên mầm non và THCS; bố trí quỹ đất xây dựng phòng học cho các trường sau khi sáp nhập, xây dựng phòng ở cho học sinh bán trú; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cơ bản, trong đó cần ưu tiên đầu tư các công trình thiết yếu đảm bảo phục vụ công tác dạy và học, chăm sóc học sinh bán trú (xây dựng phòng học, phòng ở, bếp ăn, công trình nước sạch, nhà vệ sinh); thực hiện rà soát và có phương án xây dựng đảm bảo các tiêu chí đối với xây dựng các trường chuẩn quốc gia; kịp thời tổ chức mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho các giáo viên, nhân viên dôi dư; nghiên cứu, xem xét có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho học sinh ở bán trú không đủ điều kiện được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ; chế độ quản sinh đối với trường có học sinh bán trú; quan tâm đến công tác giáo dục giới tính, phòng chống đuối nước, phòng chống cháy nổ, dịch bệnh, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường học./.