CTTĐT - Xác định việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngày 10/8/2015 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 1443/QĐ-UBND về ban hành Chương trình hành động “cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2020.
Với mục tiêu nhằm cải thiện nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền, lấy cải cách hành chính là khâu đột phá, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính. Phấn đấu cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Yên Bái góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia.
Các chỉ tiêu cụ thể: Duy trì những chỉ số thành phần có vị trí cao, tăng bậc và cải thiện tích cực các chỉ số thành phần có vị trí xếp hạng thấp, giảm điểm trong bảng xếp hạng PCI của tỉnh. Tập trung khắc phục và cải thiện những 06 chỉ số thành phần của năm 2014 giảm điểm so với năm 2013 như chỉ số: (1)Tiếp cận và ổn định sử dụngđất theo thời gian; (2) Chi phí thời gian; (3)Chi phí không chính thức; (4) Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnhđạo; (5) Thiết chế pháp lý; (6) Chỉ số cạnh tranh bình đẳng.Tiếp tục duy trì và cải thiện các chỉ số Tính minh bạch, Hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động, gia nhập thịtrường.
Giải pháp cụ thể của chương trình hành động: Nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sởvề chỉ số PCI và xác định đây là nhiệm vụ chính trị của các cấp ngành. Rà soát, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo hướng vừa khuyến khích thu hút đầu tư, vừa khuyến khích doanh nghiệp mở rộng qui mô, nâng cao năng lực quản trị, tăng chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
Có cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện và nguồn lực của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến với tỉnh; Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, lưu thông và giao thương hàng hóa.
Giải quyết tốt những vướng mắc của doanh nghiệp; hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ và vừa theo chính sách của Nhà nước; kiểm soát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng không tạo thêm khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các chính sách của Trung ương, tiếp tục thực hiện tốt việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa,…
Rút ngắn và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng… theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính; Công khai, niêm yết, minh bạch các tài liệu pháp lý, phí, lệ phí liên quan đến doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn; xây dựng mô hình một cửa hiện đại ở các cơ quan chuyên môn của tỉnh như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường…; kết nối dữ liệu giữa các ngành trong quản lý doanh nghiệp và đầu tư…
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngày 10/8/2015 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 1443/QĐ-UBND về ban hành Chương trình hành động “cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2020.
Với mục tiêu nhằm cải thiện nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền, lấy cải cách hành chính là khâu đột phá, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính. Phấn đấu cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Yên Bái góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia.
Các chỉ tiêu cụ thể: Duy trì những chỉ số thành phần có vị trí cao, tăng bậc và cải thiện tích cực các chỉ số thành phần có vị trí xếp hạng thấp, giảm điểm trong bảng xếp hạng PCI của tỉnh. Tập trung khắc phục và cải thiện những 06 chỉ số thành phần của năm 2014 giảm điểm so với năm 2013 như chỉ số: (1)Tiếp cận và ổn định sử dụngđất theo thời gian; (2) Chi phí thời gian; (3)Chi phí không chính thức; (4) Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnhđạo; (5) Thiết chế pháp lý; (6) Chỉ số cạnh tranh bình đẳng.Tiếp tục duy trì và cải thiện các chỉ số Tính minh bạch, Hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động, gia nhập thịtrường.
Giải pháp cụ thể của chương trình hành động: Nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sởvề chỉ số PCI và xác định đây là nhiệm vụ chính trị của các cấp ngành. Rà soát, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo hướng vừa khuyến khích thu hút đầu tư, vừa khuyến khích doanh nghiệp mở rộng qui mô, nâng cao năng lực quản trị, tăng chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
Có cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện và nguồn lực của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến với tỉnh; Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, lưu thông và giao thương hàng hóa.
Giải quyết tốt những vướng mắc của doanh nghiệp; hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ và vừa theo chính sách của Nhà nước; kiểm soát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng không tạo thêm khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các chính sách của Trung ương, tiếp tục thực hiện tốt việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa,…
Rút ngắn và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng… theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính; Công khai, niêm yết, minh bạch các tài liệu pháp lý, phí, lệ phí liên quan đến doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn; xây dựng mô hình một cửa hiện đại ở các cơ quan chuyên môn của tỉnh như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường…; kết nối dữ liệu giữa các ngành trong quản lý doanh nghiệp và đầu tư…
Hồng Hạnh