Trong thời đại công nghệ số ngày nay, an toàn trên không gian mạng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và tổ chức. Khi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào internet để học tập, làm việc, giao tiếp và mua sắm, việc bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa trực tuyến cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng và một số kiến thức cơ bản cần trang bị khi sử dụng Internet
Dưới đây là những nguy cơ mất an toàn phổ biến mà mỗi người cần cảnh giác khi sử dụng mạng xã hội. Đây đều là những điều cơ bản cần biết về an ninh mạng để bảo vệ bản thân trên môi trường Internet.
1. Lừa đảo trực tuyến: Lừa đảo trực tuyến là hành vi lừa gạt người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài chính hoặc nhấp vào các liên kết độc hại. Kẻ lừa đảo có thể sử dụng nhiều hình thức như email giả mạo, trang web giả mạo, tin nhắn rác, v.v. để thực hiện hành vi lừa đảo.
2. Phần mềm độc hại: Phần mềm độc hại là các chương trình máy tính được thiết kế để gây hại cho máy tính hoặc đánh cắp thông tin của người dùng. Phần mềm độc hại có thể lây nhiễm vào máy tính thông qua nhiều cách khác nhau như nhấn vào các liên kết độc hại, mở tệp đính kèm bị nhiễm độc hoặc tải xuống phần mềm từ các nguồn không đáng tin cậy.
3. Rò rỉ thông tin cá nhân: Việc bị lộ, lọt thông tin cá nhân như: tên, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, mật khẩu,… là nguy cơ bị đối tượng xấu tấn công sử dụng thông tin cá nhân này để thực hiện các hành vi gian lận, trộm cắp danh tính hoặc các mục đích bất hợp pháp khác.
4. Hình ảnh, video bạo lực, đe dọa, bắt nạt: Mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến là không gian giải trí, kết nối với mọi người nhưng cũng có thể trở thành nơi tuyên truyền, phát triển các hành vi bạo lực, đe dọa và bắt nạt. Những lời khích bác, chế giễu, nói xấu trên mạng xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý của người sử dụng, đặc biệt là khi thời gian sử dụng mạng xã hội đang ngày tăng lên mỗi ngày.
5. Thông tin sai sự thật, xấu độc: Hiện nay, những thông tin không chính xác, độc hại hoặc cổ xúy có thể lan truyền rất nhanh trên không gian mạng. Hãy cẩn trọng khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội, không nên tin tưởng hoàn toàn vào những thông tin chưa được kiểm chứng. Trước khi chia sẻ bất kỳ thông tin nào, hãy dành thời gian để xác minh thông tin đó bằng cách tham khảo các nguồn tin chính thống, uy tín.
6. Nguy cơ bị nghiện internet: Việc sử dụng internet quá mức có thể dẫn đến nghiện internet, gây ra chứng rối loạn tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất và các mối quan hệ xã hội của người dùng.
Để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng, bạn nên:
1. Sử dụng mật khẩu mạnh (bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Mật khẩu nên dài ít nhất 12 ký tự và tránh sử dụng thông tin cá nhân như tên, ngày sinh hoặc tên người thân) và duy nhất cho mỗi tài khoản trực tuyến.
2. Cài đặt phần mềm chống virus và thường xuyên cập nhật phần mềm: Phần mềm này sẽ giúp bạn quét và phát hiện các mối nguy hiểm trên mạng bao gồm cả thiết bị liên kết độc hại trong email, tin nhắn. Việc cập nhật phần mềm thường xuyên sẽ giúp bạn vá các lỗ hổng bảo mật và bảo vệ thiết bị của mình tránh được các mối nguy hiểm trên không gian mạng.
3. Cẩn thận khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng: Không nên chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm như: số điện thoại, số căn cước công dân, tài khoản ngân hàng,... trên mạng.
4. Nâng cao kiến thức về không gian mạng: Thường xuyên nghiên cứu, đọc sách, báo, tài liệu về an ninh mạng, bảo mật thông tin, sử dụng mạng xã hội lành mạnh,… Bạn có thể tham gia đăng ký các khóa học miễn phí hoặc trả phí về an ninh mạng, bảo mật thông tin, kỹ năng sử dụng hiệu quả internet phù hợp với trình độ và nhu cầu của bản thân.
(ST)
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, an toàn trên không gian mạng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và tổ chức. Khi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào internet để học tập, làm việc, giao tiếp và mua sắm, việc bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa trực tuyến cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.Dưới đây là những nguy cơ mất an toàn phổ biến mà mỗi người cần cảnh giác khi sử dụng mạng xã hội. Đây đều là những điều cơ bản cần biết về an ninh mạng để bảo vệ bản thân trên môi trường Internet.
1. Lừa đảo trực tuyến: Lừa đảo trực tuyến là hành vi lừa gạt người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài chính hoặc nhấp vào các liên kết độc hại. Kẻ lừa đảo có thể sử dụng nhiều hình thức như email giả mạo, trang web giả mạo, tin nhắn rác, v.v. để thực hiện hành vi lừa đảo.
2. Phần mềm độc hại: Phần mềm độc hại là các chương trình máy tính được thiết kế để gây hại cho máy tính hoặc đánh cắp thông tin của người dùng. Phần mềm độc hại có thể lây nhiễm vào máy tính thông qua nhiều cách khác nhau như nhấn vào các liên kết độc hại, mở tệp đính kèm bị nhiễm độc hoặc tải xuống phần mềm từ các nguồn không đáng tin cậy.
3. Rò rỉ thông tin cá nhân: Việc bị lộ, lọt thông tin cá nhân như: tên, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, mật khẩu,… là nguy cơ bị đối tượng xấu tấn công sử dụng thông tin cá nhân này để thực hiện các hành vi gian lận, trộm cắp danh tính hoặc các mục đích bất hợp pháp khác.
4. Hình ảnh, video bạo lực, đe dọa, bắt nạt: Mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến là không gian giải trí, kết nối với mọi người nhưng cũng có thể trở thành nơi tuyên truyền, phát triển các hành vi bạo lực, đe dọa và bắt nạt. Những lời khích bác, chế giễu, nói xấu trên mạng xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý của người sử dụng, đặc biệt là khi thời gian sử dụng mạng xã hội đang ngày tăng lên mỗi ngày.
5. Thông tin sai sự thật, xấu độc: Hiện nay, những thông tin không chính xác, độc hại hoặc cổ xúy có thể lan truyền rất nhanh trên không gian mạng. Hãy cẩn trọng khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội, không nên tin tưởng hoàn toàn vào những thông tin chưa được kiểm chứng. Trước khi chia sẻ bất kỳ thông tin nào, hãy dành thời gian để xác minh thông tin đó bằng cách tham khảo các nguồn tin chính thống, uy tín.
6. Nguy cơ bị nghiện internet: Việc sử dụng internet quá mức có thể dẫn đến nghiện internet, gây ra chứng rối loạn tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất và các mối quan hệ xã hội của người dùng.
Để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng, bạn nên:
1. Sử dụng mật khẩu mạnh (bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Mật khẩu nên dài ít nhất 12 ký tự và tránh sử dụng thông tin cá nhân như tên, ngày sinh hoặc tên người thân) và duy nhất cho mỗi tài khoản trực tuyến.
2. Cài đặt phần mềm chống virus và thường xuyên cập nhật phần mềm: Phần mềm này sẽ giúp bạn quét và phát hiện các mối nguy hiểm trên mạng bao gồm cả thiết bị liên kết độc hại trong email, tin nhắn. Việc cập nhật phần mềm thường xuyên sẽ giúp bạn vá các lỗ hổng bảo mật và bảo vệ thiết bị của mình tránh được các mối nguy hiểm trên không gian mạng.
3. Cẩn thận khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng: Không nên chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm như: số điện thoại, số căn cước công dân, tài khoản ngân hàng,... trên mạng.
4. Nâng cao kiến thức về không gian mạng: Thường xuyên nghiên cứu, đọc sách, báo, tài liệu về an ninh mạng, bảo mật thông tin, sử dụng mạng xã hội lành mạnh,… Bạn có thể tham gia đăng ký các khóa học miễn phí hoặc trả phí về an ninh mạng, bảo mật thông tin, kỹ năng sử dụng hiệu quả internet phù hợp với trình độ và nhu cầu của bản thân.
(ST)