Sign In

Tin tức tổng hợp >> Kinh tế

Yên Bái xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng

04/10/2016 03:44:05 Xem cỡ chữ Google

CTTĐT – Yên Bái là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN. Với lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạ tầng ngày một nâng cao, những năm gần đây, Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng.

Yên Bái có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất quan trọng.

Năm 2015, Yên Bái thành lập một Ban chỉ đạo nhằm trực tiếp hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh do chính Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Thành phần của Ban gồm 3 tổ là: Tổ Thu hút đầu tư; Tổ Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Tổ Khuyến khích và tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia cải cách môi trường đầu tư kinh doanh. Ban chỉ đạo đã có chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.

Yên Bái đã xây dựng trình tự thủ tục cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án và thành lập doanh nghiệp một cách đơn giản và giảm thiểu thời gian tối đa. Cụ thể, thời gian thẩm định hồ sơ doanh nghiệp là 7 ngày, xem xét cấp quyết định chủ trương là 3 ngày và 3 ngày để cấp chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời gian xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Ông Fuji Moto – Giám đốc công ty Nippon Zoki Việt Nam, một trong những doanh nghiệp Nhật Bản đầu tiên đầu tư vào Yên Bái chia sẻ, ông cảm thấy ngạc nhiên trước thời gian cấp phép nhanh chóng, việc đơn giản hóa thủ tục, sự tận tình, chu đáo của đội ngũ công chức tỉnh Yên Bái.

Bà Phạm Thị Thanh Trà – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ nhất để phục vụ doanh nghiệp. Mọi hoạt động đều nhằm để đưa Yên Bái phát triển, xứng đáng với những lợi thế lớn, với vai trò là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển và hội nhập quốc tế cho khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Tiếp tục tăng cường đào tạo trình độ nhân lực, chú trọng xây dựng các vùng chuyên biệt sản xuất nông sản chất lượng cao và tập trung đầu tư vào phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, du lịch trải nghiệm và khám phá lịch sử, văn hóa, thiên nhiên…

Nhiều tiềm năng và cơ hội

Yên Bái có nguồn tài nguyên nông – lâm sản và khoán sản phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn, nhiều tài nguyên du lịch. Ngoài hệ thống đường bộ, hệ thống đường sắt với trọng tâm là tuyến Hà Nội – Lào Cai – Trung Quốc có tổng chiều dài 83km và 2 tuyến đường thủy thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, thăm quan du lịch và đi lại của người dân.

Ông Vũ Tiến Lộc  – Chủ tịch VCCI đánh giá, việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản và hoàn thành đàm phán, ký kết TPP là những dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ông Lộc cho rằng, đây là thời gian thích hợp để nhà đầu tư Nhật tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Trong suốt quá trình đàm phán và ký kết TPP, nhiều doanh nghiệp Nhật đã vào Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, du lịch… Trong xu thế đó, Yên Bái sẽ là điểm đến lý tưởng cho các nhà doanh nghiệp Nhật Bản, “Đặc biệt là trong thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông kết nối Yên Bái với những địa điểm quan trọng trên bản đồ kinh tế của Việt Nam dần được hoàn thiện”.

Theo đánh giá của trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, ông Atsusuke Kawada, với nhân lực dồi dào hơn 503.500 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 45% lao động đã qua đào tạo, đứng thứ 4 trên toàn miền Bắc về đào tạo nghề, Yên Bái hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động của Nhật cũng như nước khác trong các lĩnh vực như: Dệt may, da giày, lắp ráp ôtô, xe máy, lắp ráp linh kiện điện tử…Theo công bố của UBND tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 – 2020, mỗi năm Yên Bái sẽ đào tạo nghề cho khoảng 14.000 lao động dưới các hình thức: ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề.

Đồng tình với đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực Yên Bái của đại diện Jetro, ông Nagai Katsuro – Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chia sẻ thêm, Yên Bái hiện có 3 lợi thế chính để phát triển là cơ sở hạ tầng giao thông; sản xuất nông – lâm –  nghiệp với nguồn nước phong phú (hồ Thác Bà, sông Hồng) và tiềm năng lợi thế về phát triển công nghiệp với nhiều khoáng sản khá đa dạng, phong phú về chủng loại, thuộc các nhóm: Năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại, nước khoáng, đất hiếm…

Hồng Hạnh

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h